cách chọn lựa và khử mùi hải sản

Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một số cách lựa chọn và khử mùi khi mua hải sản.

>> Thịt đà điểu khatoco

  1. Đối với Tôm

tom-tuoi-song

Khi chọn tôm sống thì quá dễ. Khi chọn tôm đã ngất thì lưu ý các điểm sau:

– Phần đầu dính chặt với thân, Màu sắc phần đầu tự nhiên không thâm đen hoặc có màu sắc khác thường

– Chân, càng, que tôm còn đầy đủ nguyên vẹn

– Thịt bụng phần tôm còn rắn chắc, dùng tay ấn vào thấy đàn hồi.

– Tôm tươi và tôm sống mùi tự nhiên, không tanh hôi.

cách khử mùi cho tôm

Tôm nếu không được làm sạch, lấy hết phần gân lưng (chỉ đen) và chất thải của tôm trên đầu thì tôm không phải tanh mà là khai. Vì thế, bạn lưu ý, tôm sau khi cắt bỏ râu, đuôi, rửa sạch, bạn cũng có thể ngâm tôm trong nước có pha muối, đường và chút rượu trắng, tôm sẽ bớt tanh. Rồi vớt ra để ráo nước. Làm như thế, khi chế biến thành món ăn, tôm sẽ dai giòn và mất mùi tanh.

2. Đối với Mực

– Đầu mực và thân dính liền, không bị đứt rời.

– Râu mực cứng, khi rờ tay vào phần xúc tu thì cảm thấy có độ bám.

– Chọn mực mình dày, thân cứng, không mềm nhũng và có mùi hôi.

– Lớp da mực tươi màu trắng hồng. Không chọn mực có màu da đỏ thẫm (mực để quá lâu) hoặc trắng bệch (mực đã qua tẩy trắng).

– Thịt trắng và có lớp màng màu nâu tươi bao quanh bên ngoài.

– Phần túi mực không bị vỡ, đầu mực còn dính chặt với thân.

– Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến phần xúc tu (râu mực), sờ vào thấy cứng sẽ là mực tươi.

mực tươi

cách khử mùi tanh của mực

Để khử mùi tanh mực, các bạn cho một nhúm chè khô vào nước lạnh, không cần quá nhiều nước vì mực sẽ tiết ra. Đun sôi đều, cánh chè nở ra, bạn thả mực tươi vào luộc nhanh, sôi lại là được. Vớt mực ra rồi chế biến thành các món: xào, nhồi thịt rồi rán (hấp)… Mực thơm lừng và không ra nước khi chế biến.

Nếu làm mực luộc thì khi thả mực vào các bạn cho thêm chút bột canh, mì chính và luộc kỹ hơn chút xíu cho an toàn. Ngoài ra, để hết mùi tanh, nhiều chị em chia sẻ có thể ướp mực với vài giọt dầu mè. Bạn rửa mực bằng cách ướp đường, để một thời gian khoản 3-5 phút. Sau đó rửa lại thật kỹ bằng nước sạch. Mực sẽ không còn mùi tanh nữa. Nếu làm món mực xào thì khi mực xào gần chín, bạn có thể cho thêm chút rượu. Mùi rượu sẽ khử hết mùi tanh của mực, khiến món ăn thơm ngon hơn.

3. Cá Biển

Để chọn cá tươi ngon thì ưu tiên là mua cá sống còn bơi lội tung tăng

Nếu mua cá tươi đã chết (các loại cá biển) thì cách chọn như sau:

– Thịt cá: cá tươi thì khi dùng tay ấn vào thịt cá, thịt cá tươi rắn chắc, đàn hồi, không để lại vết ấn của ngón tay. Còn cá ươn thì ngược lại.

– Mắt cá: Cá tươi mắt sẽ lồi và trong suốt. Còn mắt cá ươn thì lõm vào trong hốc mắt, có màu đục và giác mạc mắt nhăn nheo hoặc rách nát.Cá tươi mắt sẽ lồi và trong suốt.

– Mang cá: Cá tươi có mang đỏ hồng, không nhớt và không hôi. Cá ươn thì mang cá màu sẫm hoặc đen, có nhớt và mùi hôi.

– Vảy cá: Cá tươi có vảy óng ánh, bám chặt với thân cá. Còn vây cá ươn thì mờ, không sáng óng ánh, dễ tróc khỏi thân cá, có mùi.

cách khử mùi tanh của cá

Với cá biển, chỉ có thể làm giảm mùi tanh chứ không làm hết hẳn mùi tanh đặc trưng được, do đó, khi làm cá, bạn phải lấy hết máu trong lòng cá, nhất là phần máu đọng ở xương sống cá vì nếu không lấy hết thì cá sẽ rất tanh. Bỏ mang cá, cắt vây, làm thật sạch cả màng đen trong bụng. Nên rửa cá kỹ vài ba lần, nếu là cá có mùi tanh nhiều có thể ngâm cá trong nước vo gạo hoặc nước muối 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch, để ráo trước khi nấu. Hoặc sau khi mổ cá xong bạn cũng có thể rửa cá với nước có pha rượu hay cho một chút rượu trắng vào khi nấu.

Khi ngâm trong rượu trắng pha loãng phải ngâm rất nhanh, rồi lấy ra, lưu ý không ngâm trực tiếp trong rượu nhé. Chè cũng có tác dụng khử tanh rất tốt cho cá biển. Ví dụ kho cá thu, rắc dưới đáy nồi và trên cùng lớp cá một nhúm chè khô rồi kho. Cá vừa thơm vừa rắn thịt, rất ngon.

4. Sò Ốc

– Lựa những con ốc có lớp mày nằm bên ngoài, khi đụng tay vào thì lớp mày khép chặt lại. Với các loại sò, lựa chọn những con còn há miệng, khi đụng vào khép miệng lại là được.

– Ốc sống không có mùi, ốc chết có mùi tanh hôi. Sò sống vỏ khép chặt và không có mùi hôi là được.

– Tùy loại sò ốc mà bạn lựa chọn khác nhau. Nếu chọn sò ốc lớn thì thịt sẽ dai. Sò ốc nhỏ quá thì khi chế biến thịt sẽ teo lại, ăn không còn ngon nữa.

ốc hương tươi sống

cách khử mùi Ốc sò

Thông thường khi mua ốc về nhiều chị em chỉ ngâm ốc với nước để ốc nhả bùn, nhớt. Tuy nhiên như vậy ốc vẫn chưa hết được mùi tanh. Với các loại ốc như: ốc bươu, ốc lác, ốc gạo, ốc hương… sau khi ngâm rửa sạch cát đất, tiếp tục ngâm với nước vo gạo, ốc sẽ nhả nhớt nhiều làm mất hẳn mùi tanh.

Với cách ngâm bằng nước vo gạo ốc sẽ sạch hơn cả phần vỏ bên ngoài. Khi luộc ốc cho lá ổi (hay củ sả đập dập) và ớt xắt khoanh vào, ốc luộc sẽ thơm và sạch không còn mùi tanh. Hoặc khi luộc ốc bạn có thể lót thêm một ít lá chanh, đổ ốc lên trên như thế ốc luộc sẽ có mùi vị rất thơm, đồng nghĩa với việc mùi tanh không còn. Ngoài ra có một số người dùng một ít mẻ trộn với ốc sau đó mới đem luộc, cách này cũng có thể đánh bay được mùi tanh và giúp ốc nhả hết bùn ra.

5. Cua

cách lựa chọn cua

– Bóp yếm: Cảm thấy cứng tay là cua chắc. Ngược lại, bạn nghe mềm (phập phều) thì cua ít thịt (ốp).

– Càng cua: xem màu lớp da lụa (da non) giữa kẹt khuỷu (cùi chỏ) trên càng cua. Nếu lớp da này màu hồng đỏ hoặc hồng sậm thì cua nhiều thịt. Và bạn cần nhìn kỹ hơn: cua mới bắt thì lớp da này thẳng bóng, đó là cua mập. Ngược lại, cua cũ sẽ ốm do bị rọng nhốt lâu ngày, lớp da này nhăn nheo.

cách khử mùi cua

Cua là một loại hải sản ngon, được nhiều người ưa thích. Nhưng trong chế biến, cua đôi khi còn mùi khai và tanh. Để khử mùi tanh của cua trong lúc chế biến, nên sử dụng hai thứ gia vị, đó là rượu vang trắng và nước gừng.

Gừng đâm nhuyễn vắt lấy nước, khi ướp cua cứ mỗi kg cho vào khoảng 1 muỗng cà phê nước gừng hoà cùng những gia vị khác. Sau khi ướp, lúc lên lửa để xào nấu cua thì cho thêm khoảng 1-2 muỗng cà phê rượu vang trắng vào để khử mùi tanh và làm cua dậy mùi thơm.